“Bà mẹ chết oan sau khi sinh”: Sở Y tế nói gì về vụ việc?

0
1435

Tin tức Quảng Bình –  Mấy ngày qua, dư luận vẫn hết sức quan tâm tới cái chết tức tưởi của sản phụ Nguyễn Thị Hồng Phương. Nghi ngờ về trình độ chuyên môn nghiệp vụ y bác sĩ của BVĐK huyện Quảng Ninh ( Quảng Bình) ?…

Báo PL&XH ra ngày 25/9 có đăng bài viết: “Bà mẹ chết oan sau khi sinh”, nói về vụ việc sản phụ Nguyễn Thị Hồng Phương, trú tại Gia Ninh – Quảng Ninh – Quảng Bình đã bị tử vong sau khi sinh con tại bệnh viện. Cụ thể, vào ngày 10/9 chị Phương có dấu hiệu chuyển dạ và được người nhà đưa vào BVĐK Quảng Ninh để sinh con lần thứ hai. Sau khi sinh ra cậu con trai nặng 3,9 kg nào ngày 11/9, chị Phương bị “đờ tử cung” không cầm được máu. Kíp trực của BVĐK Quảng Ninh gồm bác sĩ Phạm Thanh Hà – Trưởng khoa sản và nữ hộ sinh Lê Thị Hồng Phong đã thực hiện cấp cứu khẩn cấp hơn một giờ đồng hồ rồi mới chuyển lên bệnh viện tuyến trên trong tình trạng nguy cấp. Tuy nhiên, khi Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới tiếp nhận bệnh nhận, thực hiện xong ca mổ cắt bỏ tử cung để cầm máu thì chị Phương đã tử vong.


Cái chết tức tưởi của sản phụ Phương đang khiến dư luận hết sức quan tâm

Sau khi bài báo đăng đã nhận được nhiều sự quan tâm, phản hồi của công chúng. Nhiều người đang băn khoăn về trách nhiệm của BVĐK Quảng Ninh, về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm xử lý các tình huống khẩn cấp của đội ngũ cán bộ y – bác sĩ trong bệnh viện?. Để làm sáng tỏ vấn đề, phóng viên Báo PL&XH đã có cuộc trao đổi với ông Trương Đình Định – PGĐ Sở Y tế tỉnh Quảng Bình.

Quan điểm của ông Định sau khi vụ việc xảy ra thì đó chỉ là một tai nạn đối với ngành y tế. Còn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như quy trình làm việc của BVĐK Quảng Ninh là đúng.

“Đờ tử cung là một trong những trường hợp cực kỳ nguy hiểm đã được Bộ y tế khuyến cáo. Trong trường hợp của chị Phương là “bất khả kháng”, dù cho BV Quảng Ninh đã làm hết mình” – Ông Định nói.

Khi BVĐK Quảng Ninh đón tiếp bệnh nhân là một người khỏe mạnh bình thường, qua hai lần khám thai vẫn không có gì nguy hiểm nên bệnh viện không có sự chuẩn bị trước. Đến khi xảy ra sự cố, ở tình trạng nguy cấp không có cách giải quyết thì dẫn đến cái chết tức tưởi của chị Nguyễn Thị Hồng Phương. Theo ông Định cho biết, từ đầu năm đến nay, tại tỉnh Quảng Bình đã có 7 trường hợp tử vong sau khi sinh. Nghe qua báo cáp về số lượng sản phụ tử vong như trên khiến người người ta giật mình và hết sức lo lắng liệu rằng số sản phụ chết khi sinh sẽ còn tăng?.

Dư luận đặt ra câu hỏi tại sao ngành y tế tỉnh Quảng Bình không nhìn vào sáu trường hợp tử vong trước để rút kình nghiệm, có sự chuẩn bị đối phó với những lần sau, để rồi khi xảy ra sự cố dẫn đến tử vong rồi lại nói là “bất khả kháng” ở lần thứ bảy này nữa?. Không lẽ, cứ có những trường hợp như chị Phương sau này đều “bất khả kháng” để cho bệnh nhân tử vong hay chăng?.


Văn bản báo cáo sự việc lên sở Y tế của BVĐK huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) chậm thời gian so với quy định

Khi chúng tôi đặt câu hỏi về trách nhiệm của BVĐK Quảng Ninh trước  cái chết của sản phụ Nguyễn Thị Hồng Phương thì ông Phó GĐ Sở y tế tỉnh Quảng Bình đã không thể có câu trả lời thỏa đáng: “Câu hỏi này chung chung quá, anh khó trả lời lắm. Trách nhiệm về cái gì, về vấn đề gì thì phải hỏi rõ anh mới trả lời được chứ”.

Một cán bộ lãnh đạo mà không biết có những trách nhiệm gì, trách nhiệm như thế nào sau khi vụ việc xảy trong lĩnh vực quản lý của mình như vậy thì ai có thể biết được?. Trong khi một người ngoài cuộc vẫn có thể biết những vấn đề về trách nhiệm quản lý, về chuyên môn nghiệp vụ, về y đức người bác sĩ trong cái chết của người sản phụ. Tại sao, không thay vì đổ hết lỗi cho tự nhiên, “bất khả kháng” như ông Trương Đình Định đã nói mà nghiêm túc xử lý, chấn chỉnh và có hình thức kỷ luật đối với BVĐK Quảng Ninh để rút kinh nghiệm cho những trường hợp sau. Dư luận đang cho rằng, đằng sau vụ việc này BVĐK Quảng Ninh đang được sự “đỡ đầu” của lãnh đạo Sở y tế!. Sự thật có hay không về vấn đề này? Câu trả lời chúng tôi xin được nhường lại cho Sở Y tế tỉnh Quảng Bình…

Trong buổi làm việc với chúng tôi cừa qua thì Lê Thanh Hải, GĐ BVĐK Quảng Ninh cho biết, nếu như lúc đầu chị Phương sinh theo phương pháp mổ chứ không phải đẻ thường thì bệnh viện sẽ có cách xử lý, và sẽ cứu được bệnh nhân. Vậy thì tại sao khi sự cố xảy ra, bệnh nhân bị “đờ tử cung” không cầm máu được thì bệnh viện không thực hiện ca mổ  cắt tử cung để cầm máu ngay từ đầu, mà sau thời gian dài cấp cứu bệnh nhân đã mất rất nhiều máu rồi mới chuyển lên tuyến trên?. Lý giải điều này, ông Hải cho rằng vì không có máu nhóm A phù hợp với chị Phương nên không thực hiện ca mổ. Rõ ràng, trong hai lời nói này của ông Hải có sự đối chọi nhau. Và rõ ràng rằng, nếu chị Phương sinh theo phương pháp mổ thì bệnh viện cũng chủ quan, không có máu dự trữ mà vẫn mổ cho bệnh chăng?. Còn nếu có sự chuẩn bị trước thì khi có sự cố xảy ra đã có máu chuyền cho chị Phương rồi thì có thể sản phu Phương không chết tức tưởi như vậy. Và tại sao, khi sự việc xảy ra được BVĐK Quảng Ninh xác định là mang tính chất nguy cấp mà bệnh viện không thể giải quyết được thì không chuyển lên tuyến trên ngay lập tức để cứu bệnh nhân, vừa đi trên đường vừa thực hiện cấp cứu cũng được. Nhưng BV Quảng Ninh đã không làm vậy mà để bệnh nhân ở lại cấp cứu hơn 1 giờ đồng hồ, đến lúc nguy cấp với chuyển đi lên Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới!?.

Khi chúng tôi đặt câu hỏi tương tự này đối với ông Trương Đình Định, ông đã tỏ thái độ bất hợp tác, gắt gỏng khó chịu với phóng viên: “Các anh cứ viết bài thoải mái, theo ý của các anh đi. Đừng có “chất vấn” tôi theo kiểu đó, tôi sẽ không trả lời nữa”. Với cương vị là người lãnh đạo của một cơ quan nhà nước, liệu ông Định nói như vậy có phù hợp chăng, có đúng với tố chất của một người lãnh đạo hay không?. Đó là chưa kể đến việc ông Định đã vi phạm vào Luật báo chí đã quy định.

Trở lại với vấn đề của BVĐK Quảng Bình trong việc chậm trễ đưa bệnh nhân lên tuyến trên. Phải chăng là bệnh viện đã chủ quan sẽ cấp cứu cho bệnh nhân thành công cho bệnh nhân mà không có sự chuẩn bị trước, cũng không có sự liên hệ trước với tuyến trên để có biện pháp xử lý. Nếu đã có sự liên hệ ngay từ đầu thì kíp cấp cứu từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hỡi đã có thể đưa máu xuống hỗ trợ kịp thời trong vòng 15 phút chứ không đến mức phải cấp cứu một giờ đồng hồ mà không có máu. Bởi giữa hai bệnh viện cách nhau đoạn đường chỉ hơn 10km. Một điều đáng bàn nữa là về kinh nghiệm chữa trị cũng như xử lý các tình huống khẩn cấp của cán bộ y – bác sĩ BVĐK Quảng Ninh đang còn kém. Trong văn bản báo cáo của BVĐK Quảng Ninh lên Sở Y tế số 334BC/BV cũng nhận rõ: “Chưa tiên lượng được hết các tình huống không đáp ứng xử trí băng huyết sau khi sinh do đó chưa chuẩn bị hết các phương án cấp cứu tối ưu. Thiếu kinh nghiệm xử trí băng huyết nặng do “đờ tử cung””. Vậy đã rõ ràng, chịu trách nhiệm về cái chết của chị Nguyễn Thị Hồng Phương là của BVĐK Quảng Ninh mà tại sao cứ đổ hết lỗi cho tự nhiên, “bất khả kháng”. Theo đó, dư luận nghi ngờ về sự che chắn cho BVĐK Quảng Ninh từ phía Sở Y tế không phải là không có cơ sở!.

Khi vụ việc xảy ra, Sở Y tế đã yêu cầu BVĐK Quảng Ninh thành lập Hội đồng giám định và có văn bản báo cáo rõ ràng lên Sở chậm nhất vào ngày 21/9, nhưng phải đến ngày 25/9 Sở Y tế Quảng Bình mới nhận được công văn báo cáo. Sự chậm trễ này của BVĐK Quảng Ninh một phần đã thể hiện được ý thức trách nhiệm của họ đối với vụ việc. Vậy mà, Sở Y tế vẫn cứ im lặng. Có hay không sự bao che của lãnh đạo Sở Y tế đối với BVĐK Quảng Ninh?. Và tại sao trách nhiệm về vụ việc vẫn chưa được làm sáng tỏ, quy rõ cho đơn vị nào? Báo PL&XH sẽ tiếp tục theo dõi vụ việc và thông tin đến bạn đọc.

Theo PL-XH

 

 

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here


Notice: amp_has_paired_endpoint was called incorrectly. Function called while AMP is disabled via `amp_is_enabled` filter. The service ID "paired_routing" is not recognized and cannot be retrieved. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 2.1.1.) in /home/qbtoday/domains/quangbinhtoday.com/public_html/wp-includes/functions.php on line 5777