Một bài hát sáng tác về Trường Sa nhưng mang đậm chất Quảng Bình. Từ Ca Sĩ, Nhạc Sĩ, và nhà Thơ. Ca sĩ Viết Danh giải 3 sao mai truyền hình 2009, Nhạc sĩ Xuân Đồng, Và nhà Thơ Thứ Trưởng Đỗ Quý Doãn.
Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn ngồi viết bài thơ ‘Nghe em hát ở đảo xa’. Từng là người lính tham gia nhiều trận chiến tại Thành Cổ Quảng Trị trong năm 1972, hơn ai hết ông hiểu sâu sắc tình cảm của quân nhân, của dân – quân, của Trường Sa và đất liền…
Cuối tháng 6 vừa rồi, đoàn công tác trong đó có Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Đỗ Quý Doãn tới thăm, động viên cán bộ chiến sĩ tại Đảo Trường Sa, đồng thời dự lễ khánh thành bức tranh gốm sứ và lá cờ tại nơi cao nhất trên Trường Sa.
Đêm trước khi chia tay, ca sĩ Thành Lê cất lời bài hát ‘Ơi Hà Tĩnh mình thương’, ‘Gần lắm Trường Sa’, như khúc tâm tình gửi những người lính và cư dân trên đảo. Giữa muôn trùng biển khơi, không gian yên lặng nghe tiếng hát da diết của ca sĩ miền Trung… ai ai cũng quyến luyến.
Những hình ảnh đẹp đó và ca từ cứ ngọt ngào dịu dàng, dịu dàng thấm sâu vào những người chiến sĩ, thấm sâu vào những người được chứng kiến. Hôm sau, khi rời đảo, mọi người lên máy bay quay về đất liền còn nhìn thấy những cánh tay vẫy chào cho đến khi bóng chiến sĩ rắn rỏi xa xa, mờ bóng.
Trên máy bay, Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn ngồi viết bài thơ ‘Nghe em hát ở đảo xa’. Từng là người lính tham gia nhiều trận chiến tại Thành Cổ Quảng Trị trong năm 1972 đỏ lửa, hơn ai hết ông hiểu sâu sắc tình cảm của quân nhân, của dân – quân, của Trường Sa và đất liền, đất liền và Trường Sa.
Đêm giữa đảo Trường Sa, bồi hồi nghe em hát
Lời ca sao da diết, gần lắm Trương Sa ơi
Giữa mênh mông trùng khơi, nơi bốn bề sóng vỗ
Bên những người lính trẻ, lời ca như tâm tình
Sau khi Nghe em hát ở Trường Sa được giới thiệu với bạn bè, nhạc sĩ Xuân Đồng vốn là người bạn cùng quê Quảng Bình với ông đã phổ nhạc cho bài thơ. Bài hát được hoàn thành, Thứ trưởng gọi điện tới Đảo trưởng Trường Sa, anh em quân nhân nghe bài hát, bao nhiêu kỉ niệm được bắc cầu từ Trường Sa lớn về Thủ đô Hà Nội.
Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn đã từng chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị, ông thấu hiểu cảm xúc của người lính bảo vệ Tổ quốc
Trong chuyến đi trên đảo, Thứ trưởng còn trò chuyện với Đại đức Thích Giác Nghĩa – sư thầy chủ trì ngôi chùa trên đảo Trường Sa.
Trước khi làm chủ trì chùa Trường Sa Lớn, Đại Đức đã chủ chì chùa Vạn Đức và Phước Trí tại Khánh Hoà, người ra Trường Sa để tìm đến nơi có khi hậu trong lành, thanh tịnh để tu luyện phật pháp và đem đến sự ấm áp của đất liền cho quân và dân trên đảo. Ngày ngày, Đại Đức tu luyện phật pháp và tụng kinh cầu cho quốc thái, dân an.
Sự có mặt của Đại đức trên đảo chăm lo thêm đời sống tâm linh và là nguồn động viên tinh thần rất lớn đối với Trường Sa, là sự thể hiện tình đoàn kết bất kể dân tộc, tôn giáo của người Việt. Đại Đức nói, ngôi chùa hiện tại trên đảo đã được người Việt dựng từ rất lâu đời, nay trùng tu tôn tạo lại. Khi ghé thăm chùa Trường Sa lớn, Thứ trưởng & Đại Đức đã có dịp trò chuyện với nhau với sự thông tuệ của vị tu hành đã khiến Thứ trưởng cảm phục, ông đã sáng tác bài thơ Ngôi chùa ở Trường Sa và đề tặng sư thầy Thích Giác Nghĩa:
Trên đảo Trường Sa xa xôi
Có ngôi chùa của người dân Việt
Mái lợp cong cong dưới hàng phong ba xanh mát
Tán cây bồ đề toả bóng bình yên
Có một vị sư vẫn thức đêm đêm
Gõ mõ, đọc kinh khấn cầu Đức Phật
Cầu cho thiên hạ thái bình,
Cầu cho quốc thái dân an
Cầu cho những ai đang sống tren đảo nhỏ giữa trùng dương
Và những linh hồn phiêu diêu nơi biển khơi còn chưa siêu thoát
Được về đây nương nhờ cửa Phật
Và trở về để đất mẹ ấp iu.
Đến nơi đây giữa sóng gió mù khơi
Nhìn thấy ngôi chùa mà lòng như ấm lại
Dẫu Trường Sa nơi muôn trùng xa ngái
Vẫn rất gần trong tiếng mõ chùa đêm
Tạm biệt Trường Sa về khoảng cách địa lý, nhưng hình ảnh về Trường Sa sẽ không bao giờ phai trong tâm trí của bất cứ người Việt Nam nào. Những người bình thường chọn cách thể hiện sự tự hào khi đã từng đặt chân đến Trường Sa qua những tấm ảnh, những câu chuyện nhỏ. Người tài hoa có thể chấp bút viết nên những vần thơ, nhưng tất cả đó đều là những cảm xúc rất chân thành khó kìm nén.